Tường bao che của công trình là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng lớn đến môi trường vi khí hậu bên trong cũng như bên ngoài nhà; ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng năng lượng trong công trình và đặc biệt là nhà khung thép.
Để công trình phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam và tiết kiệm năng lượng thì việc sử dụng vật liệu làm vỏ bao che công trình vô cùng quan trọng.
Đọc nhanh bài viết
Vậy, Tường bao che công trình là gì?
Tường bao che công trình là giao diện giữa bên trong của công trình và môi trường bên ngoài, bao gồm các bức tường, mái nhà, và nền móng – có chức năng như một rào cản nhiệt, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lượng năng lượng cần thiết để duy trì môi trường thoải mái trong nhà so với môi trường bên ngoài.
Phần tường của công trình không những ảnh hưởng đến hình dáng mà còn ảnh hưởng đến khả năng sử dụng, độ bền, an toàn tính mạng và tài sản của người sử dụng.
Tường bao che công trình (hay còn gọi là lớp bảo vệ”) gồm các thành phần sau: tường ngoài, cửa sổ, mái, nền móng.
Vỏ bao che là phần quan trọng trong thiết kế xây dựng một công trình sử dụng năng lượng hiệu quả. Lớp tường bao che công trình không đơn thuần chỉ là một lớp tường gạch xây dựng sơn màu xanh đỏ, Tường bao che tại các công trình cao tầng (và cả trong các công trình hiện đại) khá phức tạp, đòi hỏi thoả mãn nhiều tính năng khác của công trình sau: chịu lực (chống đỡ và chịu lực); kiểm soát (dòng chảy vật chất và các dạng năng lượng); an toàn (chống lại các tác động bất lợi từ bên ngoài); thẩm mỹ (đáp ứng mong muốn của con người cả bên trong và bên ngoài).
Chức năng chịu lực:
Đối với các công trình cao tầng, vỏ bao che cần chịu được tải trọng và lực tác động của bản thân, đồng thời chịu được lực tác động của gió từ ngoài vào công trình.
Chức năng kiểm soát:
Chức năng kiểm soát là cốt lõi của việc sử dụng năng lượng có hiệu quả. Quan trọng nhất là đảm bảo nhiệt độ, độ thông thoáng và độ ẩm cho bên trong toà nhà.
Gần 50% năng lượng có thể tiết kiệm thông qua việc cách nhiệt. Đây quả là con số không nhỏ, và vì lợi ích này, trong quy chuẩn QCVN 09:2013/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả, đã quy định việc tính toán khả năng cách nhiệt hay giá trị truyền nhiệt tổng qua lớp vỏ bao che là một yêu cầu bắt buộc.
Khi đó, một số giải pháp bao che truyền thống sẽ phải được thay thế bằng các phương án mới với các tính năng cách nhiệt cao hơn.
Chức năng an toàn:
Chức năng thẩm mỹ:
Về mặt thẩm mỹ, vỏ công trình hiện đại được hoàn thiện không chỉ bằng các vật liệu kỹ thuật cao mà còn phải được kết hợp với các loại vật liệu mang tính thiên nhiên như cây xanh hay các yếu tố kỹ thuật để mang lại lợi ích cho người sử dụng.
Dựa trên những tiêu chí trên, lớp vỏ bao che toà nhà có những dạng như sau:
Tường bao che sử dụng nhiều lớp vật liệu
Tường bao che sử dụng vật liệu xanh (Green walls).
Tường bao che sử dụng Cách nhiệt cho mái.
Tường bao che sử dụng Cửa sổ kính trong suốt cách nhiệt.
Tường kết cấu bao che lắp đặt pin năng lượng mặt trời.
Tường bao che sử dụng tấm ALC dầy từ 10cm tới 20 cm.
Vậy, tấm ALC có những ưu điểm gì khi áp dụng làm vỏ bao che toà nhà.
Vật liệu An Hưng xin giới thiệu chuyên sâu về tấm ALC ứng dụng làm vỏ bao che toà nhà như sau:
Tấm tường bê tông nhẹ ALC, LC là một loại vật liệu xây dựng chất lượng cao được sản xuất theo công nghệ bê tông khí chưng áp gồm các thành phần từ cát – đá mạt nghiền mịn kết hợp với xi măng, vôi, thạch cao, hợp chất nhôm và nước.
Ưu điểm vượt trội tấm ALC ứng dụng làm vỏ toà nhà:
ấm ALC siêu nhẹ:
Tỷ trọng tấm tường LC là 700~800 kg/m3, sau khi lắp ghép 2 mặt thành tường, tổng trọng lượng tường chỉ từ 80 – 90 kg/m2 (bao gồm cả khung xương và bả matít, sơn nước hoàn thiện tường) bất kể là tường dày 10 cm hay 20 cm.
Đây là giải pháp tường xây siêu nhẹ, bằng ½ trọng lượng tường xây gạch tuynel dày 10 cm, và chỉ bằng ¼ tường xây gạch tuynel dày 20 cm.
– Tấm ALC bảo ôn:
Bản thân hệ số dẫn nhiệt của tấm tường ALC, LC là 0.11~0.16 W/mk, tính năng cách nhiệt gấp hơn 4- 5 lần so với gạch đất sét nung, có thể giảm thiểu chi phí tiêu thụ điện năng trong sử dụng máy điều hòa.
Với tiêu chí kiểm soát, tấm ALC hoàn toàn thoả mãn là lớp vỏ bảo vệ công trình khỏi nhiệt độ ngoài trời khiến cho toà nhà hoàn toàn tiết kiệm năng lượng với khí hâụ nhiệt đới ở Việt Nam.
– Chống cháy: Sản phẩm là vật liệu vô cơ và không bắt cháy, kết cấu nhiều lỗ khí nhỏ không dẫn nhiệt, do đó chống cháy tốt.
– Cách âm: Do kết cấu có nhiều lỗ khí nên có khả năng hút âm, giảm đáng kể ô nhiễm tiếng ồn. Đặc biệt ở giữa 2 tấm tường ALC là kết cấu rỗng ở giữa càng tăng thêm khả năng cách âm.
– Cường độ cao: Cường độ chịu nén từ 4.0 – 5.0Mpa cấp độ 4 theo TCVN 7959:2008, tương đương với gạch tuynel đất sét nung chất lượng cao hiện nay. Sau khi thi công vách tường, khả năng chịu lực va đập tương đương với tường gạch tuynel chất lượng cao hiện nay.
– Kích thước chính xác: Được sản xuất dưới công nghệ và thiết bị hiện đại, do đó đảm bảo đạt kích thước chính xác và đồng đều. Chiều dài, rộng và cao của sản phẩm có sai số là ± 1.5 mm, đạt các tiêu chuẩn cấp Quốc gia và Quốc tế.
Ngoài ra với kết cấu 2 lớp thép gia cường, khả năng hấp thụ xung động thì tấm ALC rất phù hợp với công trình có thiết kế chống động đất.